Cách chống thấm chân tường bị thấm nước hiệu quả

Cách chống thấm chân tường nhà bị thấm nước là một công đoạn quan trọng, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Vậy cần phải chống thấm chân tường thế nào cho đúng cách? Những chia sẻ sau đây của Neomax miền Nam sẽ giải đáp được cho bạn những thắc mắc này. 

Nguyên nhân nào khiến cho chân tường nhà bị thấm?

Nguyên nhân làm cho chân tường nhà thị thấm nước thường là do:
  • Ảnh hưởng từ vật liệu xây dựng gốc: Vữa xi măng và gạch là hai vật liệu xây dựng có khả năng hấp thụ nước lớn. Nếu không thực hiện chống thấm, sau một thời gian sử dụng nước sẽ ngấm vào vật liệu. Sẽ có một phần nước hút theo mạch lên trên tường. Và một phần sẽ bị đọng và thấm vào chân tường. Chân tường bị thấm thường xảy ra ở những khu vực như nhà bếp, nhà vệ sinh…nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần với nguồn nước.
  • Trong khi xây dựng bề mặt bê tông dùng không đủ lượng xi măng: Trong quá trình thi công cùng với kỹ thuật không đạt sẽ dẫn đến lỗ rỗng giữa các viên gạch ở phần móng, phần chân tường
  • Không áp dụng thi công chống thấm ngay ban đầu: Nhiều chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí, nhà thầu bỏ qua thi công chống thấm hoặc việc thi công không đạt…Tất cả những điều này cũng khiến chân tường và tường bị thấm nước.
  • Công trình xây dựng lâu năm, bị xuống cấp,
  • Lỗi khi thi công công trình: Nhà thầu không thi công móng bê tông cách thấm ẩm. Hoặc làm giằng móng thấp hơn nền nhà

3 cách chống thấm chân tường bị thấm nước hiện nay

Khi tìm hiểu cách xử lý chống thấm chân tường chúng ta sẽ thấy hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý thông thường được nhiều người áp dụng. Chúng tôi sẽ khái quát tổng quan về từng cách, giúp bạn có cái nhìn cụ thể để dễ dàng lựa chọn phương án chống thấm chân tường phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Tốt nhất nên tiến hành chống thấm cho chân tường ngay từ đầu. Bởi khi phát hiện thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí khắc phục. Với khi hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều nên nhiều hạng mục trong công trình đều có nguy cơ thấm dột cao.

Cách chống thấm chân tường bằng ốp gạch

Xử lí chống thấm chân tường bị thấm nước theo phương pháp truyền thống sẽ như sau:

  • Ốp gạch hoặc ốp đá vừa dùng làm phương pháp chống thấm vừa dùng làm trang trí
  • Thi công dễ dàng chỉ cần dùng vữa xi măng để ốp đá lên chân tường
  • Phương pháp ốp gạch ốp đá mặc dù sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí khi làm một việc mà có lợi cho cả hai. Tuy nhiên các chuyên gia xây dựng đánh giá đây là cách chống thấm chân tường không hiệu quả.
  • Ốp gạch hoặc ốp đá để cách xử lý chống thấm chân tường được xem là phương pháp chống thấm có tác dụng trang trí. Tuy nhiên, các chuyên gia về xây dựng đánh giá đây là cách chống thấm sai lầm. Do phần chân tường được ốp và phần không được ốp sẽ có một khoảng lệch bị hở. Điều này làm tạo điều kiện cho hơi ẩm bị giữ lại và gây ra hiện tượng thấm ngược lên trên khiến tường nhanh

Sử dụng giấy dán tường chống thấm

  • Phương pháp thi công chống thấm bằng giấy dán tường là cách tiết kiệm chi phí, thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là phương pháp không đem lại hiệu quả chống thấm chân tường lâu dài. Thông thường chúng chỉ có tác dụng được vài thàng thì keo dán sẽ bong tróc ra do tác dụng của hơi nước. Thậm chí có thể xuất hiện cả nấm mốc, rong rêu.
  • Việc sử dụng giấy dán tường chống thấm thường chỉ áp dụng khi bạn muốn làm đẹp cho các căn trọ ở ngắn ngày.

Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm

Để khắc phục nhược điểm chống thấm của hai phương pháp trên, giải pháp dùng sơn chống thấm ra đời. Dòng sơn thường dùng cho chống thấm chân tường bị thấm nước thường là Neomax A108 gốc acrylic và Neomax C102 Plus gốc xi măng. Để đạt hiệu quả chống thấm, bên cạnh chống thấm chân tường nên dùng sơn chống thấm tường cho toàn bộ bề mặt. Vì khi bề mặt được bảo vệ thì phần chân tường sẽ không bị ngấm nước từ trên xuống.
sơn chống thấm tường
Phương pháp thi công này thường là sẽ đục toàn bộ lớp vữa trát khoảng tường. Sau đó quét chống thấm rồi trát lại bằng phụ gia trộn với vữa tốt. Phương pháp này cho độ bền lâu dài trên 10 năm vẫn chưa có dấu hiệu bị thấm trở lại.
buttonChi tiết sản phẩm: Neomax A108
buttonChi tiết sản phẩm: Neomax C102 Plus

Quy trình thi công xử lý chống thấm chân tường hiệu quả triệt để 100%

Bước 1: Đục vữa chân tường

Đục lớp vữa bên ngoài chân tường (khoảng 30cm đến 40cm tùy công trình). Chú ý không tác động đến gạch cốt bên trong.

Bước 2: Làm sạch chân tường

Thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bằng máy thổi bụi. Làm sạch bề mặt thi công.

Bước 3: Trám vá, taluy góc chân tường

Chân tường là khu vực bị đọng nước nhiều nên cần gia cố thêm bằng lưới gia cố polyester. Để dán lưới hiệu quả nên tạo độ phẳng bằng cách trám mịn góc chân tường bằng vữa có pha phụ gia latex. Trám hết xung quanh góc chân tường và các điểm khuyết tật bê tông. Điều này sẽ giúp khi quét lớp chống thấm sẽ được bao phủ lên toàn bộ bề mặt.
taluy góc chân tường

Bước 4: Quét lớp sơn chống thấm 

Pha trộn sơn chống thấm gốc xi măng, sử dụng máy khuấy để trộn hỗn hợp sệt dẻo. Quét lớp sơn chống thấm lên khu vực cần dán sau đó nhẹ nhàng đặt tấm lưới gia cố lên trên và ép nhẹ để tấm lưới dính chặt vào bề mặt lớp sơn vừa quét.

Bước 5: Quét phủ thêm một vữa bê tông tạo độ mịn cho bề mặt

Bước 6: Dùng thêm lớp phủ chống thấm kháng UV 

Dùng sơn chống thấm Neomax A108 kháng tia UV, đàn hồi cao để quét chân tường và toàn bộ bề mặt tường. Quét tối thiểu 2-3 lớp để tạo độ cứng cho bề mặt đem đến khả năng chống thấm hiệu quả.

Trên đây là các bước thi công chống thấm tường hiệu quả và dễ thi công nhất. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp mọi người lựa chọn được phương án thi công phù hợp cho công trình của mình. Nếu cần được tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline sau đây:
Số điện thoại Neomax Miền Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *