Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũ tiết kiệm CHI PHÍ

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũ sẽ khó hơn rất nhiều so với chống thấm mới. Nếu thi công không cẩn thận, chịu khó, kiên trì và tỉ mỉ sẽ rất dễ làm khu nhà bị thấm lại. Bên cạnh đó việc thực hiện đúng quy trình chống thấm cũng đảm bảo được hiệu quả tối ưu, độ bền lâu dài. 

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũ

Với sàn vệ sinh mới và sàn vệ sinh cũ sẽ có quy trình thi công chống thấm khác nhau. Với sàn mới khi thi công không cần phải đục gạch, vệ sinh bề mặt và dùng sơn chống thấm quét trực tiếp lên bề mặt. Với sàn vệ sinh đã cũ, lâu năm việc thi công sẽ phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Quy trình chống thấm nên thực hiện đầy đủ các bước sau:

Quy trình chuẩn bị bề mặt thi công:

Cách ly khu vực bị thấm với nguồn nước: Việc này cần phải làm đầu tiên để xem chỗ nào bị thấm nhiều nhất, kiểm tra tình trạng đường ống chỗ đó bị rò rỉ hay do bị bục. Khóa hết tất cả đường cấp nước chảy vào khu vệ sinh. Nếu tường và sàn khô thì tức là cách ly đúng cách. Nếu bị ướt thì cần thực hiện các bước sau đây:

  • Tìm đoạn đường ống nào đang bị rỏ rỉ hoặc bị nứt. Thông thường đoạn ống bị rò rỉ nhiều ở những vị trí có nhiều mối nối hoặc phải chịu sự va đập. Lúc này cần đục toàn bộ lớp gạch lát nền ở nhưng chỗ nghi bị thấm để lộ toàn bộ hệ thống ống, cấp thoát nước.
  • Tháo bỏ và đi lại toàn bộ hệ thống ống cấp. Nếu bạn tiếc không tay thì có thể sau này sàn vệ sinh sẽ bị thấm trở lại.

Quy trình chống thấm:

  • Đầu tiền nên chống thấm tại các cổ ống thoát sàn, thoát bàn cầu, lavabo. Nếu các đoạn ống phải hạn chế đục đẽo hoặc bin tục thì nên dùng vữa xi măng tự chảy không co ngót.
  • Để cho sàn khô lại và tếp tục tiến hành kiểm các vết nứt có thể có và cũng để chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công sơn chống thấm sàn vệ sinh. Không để sàn vẫn còn bị đọng nước mà đã tiến hành chống thấm, như vậy thì lớp chống thấm sẽ bị bong không dính với bề mặt.
  • Với khu vực sàn và tường nhà vệ sinh nên sử dụng sơn chống thấm gốc xi măng. Không dùng sơn có vật liệu từ gốc dầu Polyurethane, Polyure. Pha sơn theo đúng định mức và yêu cầu thi công ghi trên bao bì.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Quy trình nghiệm thu:

  • Sau thi công nên tiến hành quá trình ngâm nước toàn bộ hạng mục trước khi lát lại gạch men lát nền. Nên để ngâm trong vòng từ 48h-72h. Nếu có điều kiện nên để ngâm lâu hơn để kiểm tra lại cho kĩ.
  • Lát gạch men và tiếp tục ngâm nước để kiểm tra lần nữa. Chú ý nên dùng keo trét mạch gạch và giữa các mạch gạch phải để một khoảng rộng. Không nên để sát vào nhau vì lúc này keo trát mạch sẽ không được lấp kín mạch gạch. Lớp vữa thi công sẽ tiếp tục bị thấm xuống.

7 yêu cầu bắt buộc thực hiện khi tiến hành quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Khi thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh cần phải thuộc lòng 7 yêu cầu bắt buộc sau:

  1. Dù thi công chống thấm sàn cũ hay sàn mới thì phải vệ sinh bề mặt thi công sạch sẽ. Trên bề mặt không được bám dính các tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…Khi thi công với sơn chống thấm gốc xi măng nên phun ướt nước tạo độ ẩm.
  2. Bề mặt phải được làm phẳng và sạch thì lớp sơn mới cho khả năng bám dính tốt. Các khuyết tật bề mặt như vết nứt dùng vữa chuyên dụng để trám lại.
  3. Không quét bất kỳ loại vật liệu nào khác lên bề mặt đã được làm vệ sinh. Theo kinh nghiệm xưa để lại thì dùng quét nước xi măng lên để tăng độ bám dính là cách làm không hiệu quả, phản khoa học.
  4. Việc thi công sàn vệ sinh phải được nới rộng thêm so với bề mặt chống thấm. Chiều cao phải đạt tối thiểu là 20cm tính từ sàn lên
  5. Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông phải được đặt cố định bằng cách chèn vữa tối thiểu ½ bề dày bê tông. (Các nhà thầu thường dùng thanh cao su trương nở thay thế nếu gặp phải ống quá to hoặc những nơi dễ lún.
  6. Tường bao xung quanh sàn nên tiến hành xây và tô trát vữa xi măng cao tối thiểu 30cm để thực hiện gia công chống thấm được đồng bộ với sàn bê tông.
  7. Với khu vực có nhiều vết nứt chủ nhà nên thuê thợ để thi công. Chỉ có thợ lành nghề mới xác định rõ được các vết nứt. Sau đó trám bít các khe, kẽ nứt lại với nhau bằng keo trám khe.

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh thường dùng nhất hiện nay

Neomax C102 Flex là vật liệu chống thấm chuyên dùng cho hạng mục chống thấm sàn vệ sinh. Sản phẩm là hợp chất chống thấm đàn hồi gốc xi măng – polyme, có khả năng bám dính siêu chắc, đàn hồi cao tránh được các vết nứt.
Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh thường dùng
Ưu điểm vượt trội của Neomax C102 Flex:
  • Hợp chất chống thấm gốc xi măng kết hợp với polyme. Khi đóng rắn tạo lớp màng phủ có độ đàn hồi cao. Phù hợp thi công chống thấm ở các khu vực ẩm ướt như sàn vệ sinh
  • Sản phẩm không chứa Clorua, chống chịu thời tiết và xâm thực muối
  • Khi thi công nên quét tối thiểu 2 lớp để tăng độ cứng cho lớp nền nhờ đó mà khả năng chống chịu trọng lực của nước cũng tốt hơn
  • Sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lí. Với phân khúc tầm trung thì Neomax C102 Flex là dòng sản phẩm nổi bật được nhiều Nhà thầu lựa chọn.
  • Chất sơn an toàn, lành tình không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng
Neomax miền Nam hiện đang là Nhà phân phối độc quyền Neomax C102 Flex tại khu vực phía Nam. Quý khách hàng là Đại lý, Nhà thầu cần mua với giá tốt, nhiều ưu đãi, chiết khấu cao liên hệ trực tiếp theo Hotline 0911 655 888 để được tư vấn và báo giá.

Xem thêm: Sơn chống thấm sàn vệ sinh loại nào tốt?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *