Sơn chống thấm 2 thành phần có đặc tính gì và ứng dụng ra sao?

Sơn chống thấm 2 thành phần được sử dụng cho nhiều hạng mục thi công khác nhau với độ bám dính tốt trên các bề mặt, kể cả gạch đá. Các công trình sử dụng dòng sơn 2 thành phần luôn cho độ bền cao, khả năng chống thấm vượt trội. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của dòng sơn này nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho công trình của mình. 

Sơn chống thấm 2 thành phần là gì?

Cụm từ “sơn chống thấm 2 thành phần”, chúng ta thường hay nghe trong các bảng mô tả sản phẩm sơn. Tuy nhiên chắc hẳn còn nhiều người đang khá mơ hồ về đặc điểm của dòng sơn này. Hiểu đơn giản rằng sơn chống thấm hai thành phần sẽ được cấu thành bởi hai thành phần A và B. Thành phần A thông thường sẽ có dạng sơn gốc PU, gốc xi măng, gốc Epoxy. Thành phần B sẽ có dạng là chất đóng rắn. Khi thi công sản phẩm phải trộn đều hai sản phẩm cho đồng nhất theo đúng tỷ lệ của Nhà sản xuất.
Sơn chống thấm 2 thành phần của Neomax
Sơn chống thấm 2 thành phần của Neomax

Ưu điểm và nhược điểm của dòng sơn chống thấm 2 thành phần

Ngành xây dựng, kết cấu hạ tầng phát triển đã kéo theo nhu cầu chống thấm của người dân tăng cao. Việc tìm kiếm vật liệu chống thấm chất lượng cao đang trở thành từ khóa tìm kiếm hot nhất hiện nay. Nhận biết điều đó các Nhà sản xuất đã nghiên cứu cho ra dòng sản phẩm sơn chống thấm 2 thành phần, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm nước vượt trội, kể cả những nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết hoặc chất hóa học
  • Cho độ bền chống thấm cao, có khả năng đạt độ bền từ 10-20 năm tùy theo dòng sơn
  • Kháng tia UV chống ăn mòn cực tốt
  • Độ bám dính cao trên nhiều bề mặt khác nhau kể cả sàn gạch đá, gạch tàu, bê tông, xi măng…
  • Bề mặt sàn láng mịn, che phủ tốt, không mối nối
sơn chống thấm 2 thành phần
Neomax Miền Nam thi công chống thấm sân thượng bằng sản phẩm Neomax 201

Nhược điểm:

  • Việc thi công phải đúng quy trình, hướng dẫn từ Nhà sản xuất. Hoặc từ đội ngũ kỹ thuật có tay nghề
  • Giá thành sản phẩm sẽ cao hơn loại sơn chống thấm 1 thành phần. Vì vậy tùy theo túi tiền mà khách lựa chọn dòng sơn phù hợp
  • Bề mặt sàn thi công phải đòi hỏi được làm sạch sẽ, độ ẩm dưới 8%. Như vậy thì độ bám dính mới tốt, cho hiệu quả chống thấm lâu dài.

Phân loại dòng sơn chống thấm 2 thành phần

Dựa theo gốc sơn chống thấm có thể phân loại thành:

Sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng

  • Sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng bao gồm hai thành phần chính như sau: Thành phần là Polymer và thành phần B là bột xi măng. Hỗn hợp chống thấm 2 thành phần gốc xi măng có ưu điểm là thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông ẩm ướt. Nhược điểm là dễ lão hóa bởi tia UV. Vì vậy mà dòng sơn gốc xi măng phù hợp cho hạng mục  thi công như tầng hầm, cổ ống, bể nước…
  • Dòng sơn chống thấm 2 thành phần Neomax gốc xi măng hiện đang là thương hiệu uy tín, chất lượng hiện nay. Trong đó Neomax C102 Flex sở hữu tính năng chống thấm vượt trội cho các hạng mục như tầng hầm, sàn nhà vệ sinh. Sản phẩm không chứa Clorua và các loại muối ăn mòn khác nên chống chịu được nhiệt độ thời tiết và xâm thực muối. Thi công hai lớp chống chịu được vết nứt vừa và nhỏ.
button   Chi tiết sản phần: Neomax C102 Flex
sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng

Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Polyurea

  • Chống thấm 2 thành phần gốc Polyurethane là loại vật liệu chống thấm hình thành từ phản ứng của Isocyanate + Polyamine. Dòng sơn gốc Polyurea có chứa 2 thành phần isocyanate và amino. Sau khi ninh hỗn hợp này tạo ra lớp màng chống thấm có độ cứng lên đến 100%.
  • Bởi vậy ưu điểm lớn nhất của dòng sơn này là chịu được trọng lực lớn. Các sản phẩm gốc Polyurea sẽ không chịu ảnh hưởng bởi độ ẩm và khả năng chống biến dạng nhiệt rất tốt. Hiện nay có 2 dạng thi công Polyurea phổ biến là dùng máy phun chuyên dụng hoặc thi công nguội bằng con lăn và rulo.

Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Polyurethane

  • Sơn chống thấm gốc Polyurethane 2 thành phần thuộc dòng sơn phân khúc cao cấp. Hỗn hợp này chứa 2 thành phần gồm: Thành phần A là nhựa polyurethane đa tính năng và thành phần B là đóng rắn. Khi trộn đều hai thành phần với nhau tạo nên hỗn hợp dạng lỏng cho ra lớp màng độ đàn hồi cao lên đến 600% và độ giãn dài cực cao. Ưu điểm của dòng sơn này là độ bám dính rất tốt trên nhiều bề mặt, độ che phủ tuyệt đối, tuổi thọ cao nếu thi công đúng quy trình. Muốn đạt độ bền cao phảo thi công đầy đủ quy trình 3 lớp: sơn lót – sơn chống thấm – sơn phủ.
  • Các sản phẩm chống thấm tốt hiện nay bao gồm: Neomax 201, KCC urethane, Newtec Base…
button   Chi tiết sản phẩm: Neomax 201
chống thấm 2 thành phần gốc pu

Sơn chống thấm 2 thành phần gốc Epoxy

Sơn chống thấm gốc Epoxy thường được sử dụng để hàn gắn vết nứt của bê tông. Sơn gốc  Epoxy cho khả năng gắn kết tuyệt đối các vết nứt sàn và tường để ngăn ngừa nước rò rỉ qua. Gốc Epoxy dùng chủ yếu cho thi công sàn công nghiệp.
Những đặc tính ưu trội của sơn gốc Epoxy là:
  • Khả năng chống thấm ưu việt, giảm thiểu sự ăn mòn của nước.
  • Độ bền màu cao
  • Bám dính tốt trên mặt sàn công nghiệp
Nhược điểm là thi công trên bề mặt khô, chủ yếu là chống thấm thuận.

Quy trình thi công chống thấm 2 thành phần

Để sơn chống thấm đạt hiệu quả tốt, độ bền cao thì cần phải thực hiện đúng quy trình thi công. Ở mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có bảng hướng dẫn chi tiết. Dưới đây là các bước quy trình thi công cần có cho bất cứ dòng sơn chống thấm 2 thành phần nào:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công

  • Đây là công đoạn quan trọng quyết định đến độ bền của lớp chống thấm.  Tiến hành loại bỏ các bụi bẩn, khuyết điểm trên bề mặt sàn. Dùng máy mài và chổi sắt đánh sạch bề mặt sàn, tạo lớp ma sát cho bề mặt. Sau đó dùng máy hút bụi để hút hết các tạp chất. Tuyệt đối không làm sạch bằng nước.
  • Với bề mặt sàn bị vết nứt thì tiến hành trám vá các lỗ hổng bằng vữa sửa chữa chuyên dụng. Với vết nứt lớn nên xử lý giá cố bằng lưới polyester

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm

Trường hợp: Thi công chống thấm gốc xi măng 2 thành phần 
  • Bề mặt thi công sẽ được tạo ẩm phun sương bằng con lăn, không nên để bề mặt bị đọng nước. Sau khi trộn hỗn hợp chỉ nên sử dụng trong 30 phút. Do vậy bề mặt sàn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành trộn hai thành phần.
  • Trộn thành phần B vào A theo đúng tỉ lệ của Nhà sản xuất hướng dẫn. Sử dụng máy khoan có lắp cánh khuấy để khuấy đều sản phẩm trong 4-5 phút.
  • Tiến hành thi công lớp thứ nhất lên bề mặt ẩm bằng chổi quét, ru lô. Chiều dày ở lớp thứ nhất là từ 0.5 – 1.0 mm. Với sàn vệ sinh, quét chân tường thì thi công ở độ cao 40cm. Để lớp sơn đầu se lại thì tiến hành quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp đầu tiên. Làm tương tự như vậy với lớp thứ 3
Trường hợp: Thi công chống thấm gốc Polyurethane 2 thành phần 
  • Với sơn chống thấm gốc Polyurethane sẽ tiến hành quy trình 3 bước: sơn lót – sơn chống thấm – sơn phủ.
  • Dùng sơn lót đầu tiên để tăng độ bám dính ở lớp sơn phủ với bề mặt sàn. Tiến hành trộn hợp sơn chống thấm 2 thành phần theo tỷ lệ đưa của Nhà sản xuất. Lớp đầu tiên thi công ở định mức 1.3kg/m2/2 (thi công tối thiểu 10 phút). Dùng thêm con lăn chuyên dụng để phá bọt khí. Sau 5 giờ có thể thi công lớp tiếp theo nếu bề mặt sàn quá cũ.
  • Sau 24 giờ quét thêm lớp sơn phủ để tăng khả năng kháng UV, chống ăn mòn, tăng tuổi thọ công trình.

Địa chỉ mua sơn chống thấm 2 thành phần chính hãng, uy tín

Neomax miền Nam là Nhà phân phối độc quyền thương hiệu chống thấm 2 thành phần Neomax. Chúng tôi đã có kinh nghiệm hơn 10 năm thi công chống thấm, sử dụng nhiều dòng sản phẩm sơn khác nhau. Qua hàng nghìn công trình thi công chống thấm chúng tôi nhận thấy dòng sản phẩm Neomax cho ra chất lượng chống thấm tốt cùng độ bền cao.
Chúng tôi hiện đang phân phối cho nhiều đơn vị Đại lý, Nhà thầu xây dựng trong khu vực các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Tại Neomax miền Nam cam kết hàng hóa luôn đảm bảo chính hãng với giá rẻ nhất thị trường cùng mức chiết khấu cao. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và Báo giá.

Xem thêm:

hotline neomax miền nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *